Lịch sử Lăng Nguyễn Hữu Hào

Ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một đại điền chủ giàu có,[1] quê quán tại Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Ông bà Nguyễn Hữu Hào có 2 người con gái: trưởng nữ là Agnès Nguyễn Hữu Hào, được gả cho một quý tộc người Pháp là Nam tước Pierre Didelol lúc đó đang giữ chức Khâm mạng Hoàng triều cương thổ (Hoàng triều Cương thổ là vùng đất biên cương do hoàng gia cai quản, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng ngày nay). Cô em là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan. Đẹp, con nhà trí thức, giàu có nên cô Nguyễn Hữu Thị Lan được các viên chức người Pháp chọn để tiếp cận Hoàng đế Bảo Đại. Vậy là họ sắp xếp để hai người gặp nhau trong một bữa tiệc do viên Đốc lý Đà Lạt tổ chức. Ngày 6 tháng 2 năm 1934, lễ cưới của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng đế Bảo Đại diễn ra tại Điện Kiến Trung (Hoàng thành Huế)[2] và tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.

Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống ở Đà Lạt mà rất ít khi trở về quê hương Tiền Giang. Khi bắt đầu lâm bệnh nặng và biết sẽ khó qua khỏi, ông có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.

Mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1939), Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần và được an táng theo nghi thức tước Quận công. Nam Phương hoàng hậu cho xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng diễn ra ngày 10 tháng 9 năm 1941. [3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lăng Nguyễn Hữu Hào //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://nld.com.vn/20100912103120755P0C1130/hoang-t... http://www.dalat.gov.vn/web/tabid/655/Add/yes/Item... https://vnexpress.net/lang-mo-bi-an-thanh-diem-che... https://web.archive.org/web/20101219125031/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Nguyen... https://plo.vn/van-hoa/net-dep-cua-lang-nguyen-huu... https://thanhnien.vn/van-hoa/bai-minh-bia-tren-lan... https://tuoitre.vn/lang-nguyen-huu-hao-than-phu-na...